Tuesday, January 31, 2012

Tranh luận về tương lai của công nghệ in 3D

Ngày càng có nhiều cuộc tranh luận về tương lai của công nghệ in 3D. Dù tương lai có thế nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế là công nghệ in 3D ngày càng thu hút sự quan tâm của công chúng.

Why 3-D Printing Will Go the Way of Virtual Reality  , Christopher Mims
>> Why 3-D Printing Isn't Like Virtual Reality, Tim Maly

Why Apple Should Start Making a 3D Printer Right Now, Ross Andersen
>> Why Apple Should NOT Start Making a 3D Printer Right Now, Nadra Angerman



Hiện trạng của công nghệ in 3D

Lisa Harouni có một bài thuyết trình ở TED rất  hay về hiện trạng của công nghệ in 3D hiện nay. Phần trình bày nêu bật một số ứng dụng điển hình của in 3D mà các công nghệ khác khó lòng đạt được nếu xét về mức độ phức tạp và số lượng đơn chiếc của sản phẩm. Cô cũng tin rằng công nghệ in 3D sẽ hoàn toàn thay đổi diện mạo của sản xuất trong tương lai gần. Trong viễn cảnh đó, người tiêu dùng khi cần sẽ tải các file dữ liệu sản phẩm qua mạng internet và tạo ra chúng ngay tại nhà hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ in 3D gần nhà.




Via Manufacturing.net

Saturday, January 14, 2012

3D printing on BusinessWeek

CEO Guide to 3D printing

Vòng đeo tay chế tạo bằng in 3D trên sàn catwalk

Một số mẫu vòng đeo tay chia sẻ bởi cộng đồng Thingiverse đã xuất hiện trên sàn trình diễn thời trang ở CES 2012. Tuy số lượng các sản phẩm như vậy còn ít ỏi, nhưng chúng phản ánh một xu hướng mới trong thiết kế thời trang. Xu thế thiết kế thời trang ứng dụng công nghệ in 3D này có thể tạo ra các mẫu thời trang rất độc đáo mà các công nghệ truyền thống khó thực hiện được.




Via Makerbot's Blog

Friday, January 13, 2012

Zoetrobe

An old technique to show movie found a new way into modern entertainment. It's a cool Zoetrobe created by 3D printing.



Thursday, January 12, 2012

Hội chẩn tiền phẩu ghép mặt dùng công nghệ in 3D

Các bác sĩ phẩu thuật chỉnh hình tại bệnh viện University Hospital of Ghent do giáo sư Prof. Blondeel dẫn đầu đã thực hiện thành công ca ghép toàn bộ khuôn mặt đầu tiên tại Bỉ. Tuy đây không phải là ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới nhưng là ca đầu tiên sử dụng công nghệ in 3D để thực hiện các công tác chẩn trị tiền phẫu. Ca ghép đã thành công tốt đẹp, bệnh nhân đã có thể nói được chỉ sau 6 ngày. 

Những cố gắng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ mới vào việc chữa trị y tế là rất đáng biểu dương. Vì nếu không có những cố gắng như thế, loài người sẽ không thể tiến về phía trước. Sau những thành công bước ngoặc như vậy vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể phổ biến rộng rãi hơn công nghệ rất hữu dụng này vào lĩnh vực y tế. Tuy nhiên những thành công bước đầu trong thời gian gần đây đã mang lại nhiều khích lệ cho các thử nghiệm rộng hơn.


Via i.Materialise


Tuesday, January 3, 2012

In 3D với vật liệu bằng nước đá

Khi số lượng người dùng công nghệ in 3D càng gia tăng thì các nhà nghiên cứu càng tìm tòi khám phá khả năng in 3D với nhiều vật liệu khác nhau. Và khi khả năng của công nghệ in 3D càng mở rộng thì càng kích thích nhiều người sử dụng đến công nghệ này hơn. Và cứ thế tác động hỗ tương này đã và sẽ tạo ra đà phát triển vững chắc cho ngành công nghệ còn non trẻ này.

Gần đây các nhà khoa học Canada đã nghiên cứu thành công việc in 3D với chất liệu là nước đóng băng. Để in với chất liệu này, họ đã dùng Shortening Methyl Ester (SME) làm khuôn đông lạnh cho từng lớp nước. Lớp SME này sau khi in xong sẽ được lấy ra bằng cơ học hoặc cho tan trong dầu hỏa. Việc in 3D được thực hiện trong tủ có nhiệt độ -13 độ C, còn đầu in được giữ ở nhiệt độ 20 độ C để duy trì dòng chất lỏng không bị đóng băng.

Các vật được in ra có độ phân giải khá ấn tượng.








Via 3ders


Monday, January 2, 2012

In 3D chân dung Angelina Jolie

Trong in ấn để tạo ra độ đậm nhạt cho một bức ảnh chỉ có một màu duy nhất, chúng ta dùng một kỹ thuật gọi là half-toning. Kỹ thuật này dùng các hình tròn nhỏ với nhiều kích cở khác nhau để đánh lừa sự cảm nhận ánh sáng của mắt. Kỹ thuật half-toning có thể tạo ra các bức ảnh có độ chuyển sáng rất phức tạp.

Nhầm trình diễn khả năng của máy in 3D, hãng Objet đã nghĩ ra một kỹ thuật khác, rất độc đáo để thể hiện các hình ảnh có độ chuyển sáng phức tạp. Họ dùng độ dày mỏng tại mỗi điểm ảnh để thể hiện độ sáng tại điểm ảnh đó. Kết quả đạt được rất ấn tượng với bức chân dung của Angelina Jolie. Ảnh này chỉ có thể xem khi chiếu sáng từ phía sau.